Mạng xã hội

Hội Đồng hương

Diễn văn khai mạc Đại hội Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng khu vực phía nam nhiệm kỳ II

Đại hội Đồng hương chúng ta hôm nay qui tụ gần 300 Đại biểu là những Đồng hương tiêu biểu nhất thay mặt cho khoãng 3 triệu người có nguồn gốc Quảng Nam – Đà Nẵng đang sinh sống, lao động, học tập trong 17 tỉnh thành của khu vực phía Nam

Kính thưa Đại hội

Hôm nay, Đại hội lần thứ II của Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng khu vực phía Nam chúng ta khai mạc. Đại hội diễn ra giữa lúc nhân dân cả nước đang vui vẻ tiễn đưa những tuần lễ cuối cùng của năm 2023 và nô nức đón chào năm mới 2024 đặc biệt là đón tết cổ truyền Giáp Thìn.

Đại hội Đồng hương chúng ta hôm nay qui tụ gần 300 Đại biểu là những Đồng hương tiêu biểu nhất thay mặt cho khoãng 3 triệu người có nguồn gốc Quảng Nam – Đà Nẵng đang sinh sống, lao động, học tập trong 17 tỉnh thành của khu vực phía Nam. Đây là Đại hội đầu tiên được tổ chức với qui mô lớn nhất tiêu biểu cho truyền thống cần cù lao động, đoàn kết tương trợ, yêu thương đùm bọc, góp phần xây dựng quê hương thứ hai là địa phương mình đang sinh sống, cùng hướng về cội nguồn là quê hương Quảng Nam – Đà Nẵng thân yêu.

Thay mặt Ban Chấp hành Hội, tôi thân ái chào mừng các đồng chí Đại biểu khách mời, chào mừng tất cả các Đại biểu.

Chúng tôi xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến tất cả quý đại biểu đã dành thời gian quý báu đến với Đại hội chúng tôi, sự hiện diện của quý vị thể hiện sự quan tâm, nghĩa cử khích lệ, tinh thần trách nhiệm và tất cả đã trở thành nguồn động viên tinh thần lớn lao cho Hội Đồng hương chúng tôi.

Kính chúc quý vị được dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc, gia đình hạnh phúc, và vạn sự bình an.

Câu hỏi: Có lẻ không ít trong quý vị đang có thắc mắc trong lòng, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng khu vực phía Nam ra đời như thế nào

Thưa quý vị

Từ bao đời nay, miền đất phương Nam trù phú, mưa thuận gió hòa đã luôn mở rộng lòng bao dung, mở rộng sự hào phóng để đón nhận những cư dân Miền Trung, những người phải rời xa vùng quê mà đất cày lên sỏi đá – thiên tai khắc nghiệt đến đây định cư và lập nghiệp.

Và tính từ sau ngày đất nước thống nhất 1975, đã hơn 40 năm qua, tại các tỉnh thành Khu vực phía Nam số bà con từ quê hương Quảng Nam – Đà Nẵng đã lần lượt đến sinh sống, học tập, công tác, làm ăn ở các địa phương phía Nam ngày càng đông. Bà con sống phân bố rộng khắp, từ thôn quê đến thành thị, từ cơ sở thôn xóm – xã phường đến các tỉnh – thành phố lớn khu vực phía Nam.

Và ngày lại ngày qua, như là một truyền thống gắn kết vốn có, như là một nhu cầu tinh thần luôn hướng về cội nguồn và huyết thống, bà con ta đã kết nối lại, tập hợp nhau để rồi hình thành nên nhiều tổ chức Đồng hương mang tên Quảng Nam – Đà Nẵng.

Theo thời gian, các tổ chức đồng hương xuất hiện ngày càng nhiều, hoạt động phong phú, đa dạng, có ý nghĩa, mang lại lợi ích thiết thực trong đời sống vật chất và tinh thần cho bà con Đồng hương xa xứ.

Tuy nhiên, trong thực tế, sinh hoạt Hội mỗi nơi một khác, điều kiện tổ chức kết nối cũng rất khác nhau, có Hội lớn mạnh, nhưng cũng có Hội còn nhiều khó khăn hạn chế.

Hơn nữa, hoạt động Hội cũng chưa có sự thống nhất về: Nội dung sinh hoạt – tổ chức Bộ máy điều hành – Cách thức tổ chức các sự kiện truyền thống của quê hương – Tên gọi của Hội như thế nào là phù hợp, và làm thế nào để bà con mình ở các vùng miền khác nhau vẫn biết đến nhau và giao lưu được với nhau.

Tất cả những yếu tố trên đặt ra yêu cầu cần có sự liên kết giữa các Hội đồng hương lại với nhau, để hướng tới sự thống nhất trong hoạt động của hội mang tên là Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng.

Và thời điểm lịch sử đã tới. Ngày 26.3.2016, tại sân khấu khu Du lịch Đầm Sen, quận 11, Tp Hồ Chí Minh, Trước sự chứng kiến của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam Đ/c Đinh Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, và lãnh đạo Tp Đà Nẵng Đ/c Nguyễn Hoài Nam, Phó chánh Văn phòng UBND Tp., và đặc biệt trước sự chứng kiến của lãnh đạo các tổ chức đồng hương các tỉnh thành phía Nam và đông đảo bà con Đồng hương. Ban Chấp Hành Lâm thời của Hội đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng khu vực phía Nam đã hình thành và ra mắt.

Từ khi ra đời Hội đã xác định mục tiêu hoạt động

a. Kết nối các Hội Đồng hương trong khu vực lại với nhau với quan điểm “ đông tay thì vỗ nên kêu” để tạo nên một tổ chức Đồng hương mới mang tầm Khu vực, có qui mô lớn hơn, thống nhất trong hành động để tạo nên một sức mạnh tập thể mới.

b. Cùng chia sẻ kinh nghiệm tổ chức hoạt động Hội Đồng hương, hỗ trợ các Hội khó khăn, giúp đỡ bà con nghèo khó, phát huy truyền thống hiếu học của tuổi trẻ đồng hương.

c. Xây dựng, phát huy, lan tỏa nền văn hóa và truyền thống tốt đẹp của người miền trung xứ Quảng, nâng cao đời sống tinh thần trong cộng đồng bà con Đồng hương.

d. Xây dựng Đồng hương là những công dân ưu tú, gương mẫu, sống tôn trọng pháp luật, góp phần tích cực tham gia xây dựng và phát triển địa phương phía Nam nơi mình đang sinh sống.

e. Cùng hướng về quê nhà Quảng Nam – Đà Nẵng với những hoạt động hữu hiệu và thiết thực, tạo sự liên kết chặc chẻ giữa hoạt động Hội đồng hương với nhu cầu và yêu cầu cụ thể của từng địa phương ở quê hương Quảng Nam – Đà Nẵng trong từng thời điểm hoặc sự kiện.

Đến nay, đã có Tổng cộng 17 đơn vị Đồng hương cấp tỉnh thành đang hoạt động trên địa bàn Khu vực phía Nam. Trong đó có 14 đơn vị đã kết nối trong hệ thống Hội đồng hương khu vực phía Nam, được phân bố như sau:

– Tây Nguyên có 3 đơn vị: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông

– Bắc Trung Bộ có 2 đơn vị: Khánh Hòa, Bình Thuận.

– Miền Đông Nam Bộ có 6 đơn vị: Thành phố Hồ Chí Minh (2 hội), Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

– Miền Tây Nam Bộ có 3 đơn vị: Long An, Bến Tre, Cần Thơ.

Ngoài ra, có 3 đơn vị tỉnh đã có Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng nhưng chưa kết nối với hội Khu vực phía Nam: Ninh Thuận, Đồng Tháp, Cà Mau…

Thưa quý vị

7 năm qua hoạt động Hội đạt được gì

Qua cầu nối của hội Khu vực phía Nam, các hội Đồng hương ở các địa phương đã kết nối lại với nhau, hoạt động Đồng hương đã hữu hiệu hơn, ngày họp đồng hương của một Hội không chỉ khu trú trong phạm vi địa phương mình như trước đây mà đã trở thành ngày hội chung cho các tổ chức Đồng hương ở cả Khu vực phía Nam.
Sự ra đời của tổ chức đồng hương khu vực phía nam đã góp phần làm tăng sự kết nối giữa Hội đồng hương với Lãnh đạo các địa phương ở quê nhà Quảng Nam – Đà Nẵng .

Sự ra đời Hội Đồng hương khu vực phía Nam giúp làm tăng uy tín của Hội đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng với chính quyền các địa phương, với bà con các vùng miền khác ở nơi Hội đang hoạt động

Kinh thưa Đại hội

Sau nhiều tháng chuẩn bị khẩn trương quyết liệt, vận dụng tất cả các nguồn lực của Đồng hương để hướng tới việc tổ chức Đại hội lần thứ hai của Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng khu vực phía nam, chúng tôi xin điểm qua các sự kiện chính đã diễn ra như sau:

25/11/2023 tại Tp. Hồ Chí Minh, Đại hội trù bị đã được Tổ chức, tập trung 50 Đại biểu đến từ 14 tỉnh thành: Đại hội Trù bị thông qua Văn kiện chuẩn bị cho Đại hội chính thức, thảo luận về qui chế hoạt động hội, qui hoạch nhân sự cho Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới, qui định số lượng và thành phần đại biểu tham dự Đại hội chính thức.

Trong 2 ngày 16-17/12/2023 (hôm qua và ngày nay) tại Tp. Vũng Tàu, đã diễn ra một chuỗi các sự kiện hết sức hấp dẫn và ý nghĩa:

+ Chiều hôm qua: Tổ chức đưa bà con Đồng hương đi tham quan Tp biển Vũng Tàu xinh đẹp, kết hợp với 3 điểm dừng chân lý thú tại Thích Ca Phật Đài, Bảo tàng Vũ khí cổ, Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

+ Đêm hôm qua: tại KS Phương Đông đã diễn ra đêm GALA với chủ đề ‘ Ấm áp tình đồng hương” với những tiết mục đặc sắc: hát về quê hương Quảng Nam – Đà Nẵng và thành phố biển Vũng Tàu, Hội thi tìm hiểu lịch sử địa lý của 3 địa phương, thắp ngọn lửa truyền thống đồng hương, kết nghĩa giữa 3 CLB Trẻ

Và sáng nay, trong Đại hội chính thức này chúng ta sẽ diễn ra 3 nội dung trọng tâm:

1. Tổng kết và đánh giá những hoạt động mà Hội đã thực hiện trong 7 năm qua,

2. Từ thực tế điều kiện hiện nay chúng ta sẽ định hướng hoạt động Hội trong nhiệm kỳ tới,

3. Nghiêm túc kiểm điểm vai trò lãnh đạo của Ban Chấp hành Hội trong nhiệm kỳ 2016 – 2023,

4. Đại hội có nhiệm vụ bầu ra Ban Chấp hành mới cho nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Chúng ta tin chắc rằng, sau Đại hội này với sự lãnh đạo của Ban Chấp hành mới, toàn Hội chúng ta ta sẽ đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, động viên mạnh mẽ hơn nữa hội viên trong cả khu vực và hướng tới mục tiêu đề ra là:

Xây dựng một hệ thống Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng gắn kết, tình thương, hỗ trợ chia sẻ, góp phần xây dựng tốt địa phương mình đang sống và cùng hướng về cội nguồn quê hương Quảng Nam – Đà Nẵng

Xin Cám ơn quý Đại biểu khách mời

Cám ơn lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và Tp. Đà Nẵng và đã vượt qua những bề bộn cuối năm để đến với Đại hội hôm nay.

Cám ơn Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Lãnh đạo Tp. Vũng Tàu đã tham dự và tạo điều kiện để Đại hội được diễn ra trong Hội trường Thành ủy đầy trang trọng này.

Cám ơn Hội Đồng hương Tp. Vũng Tàu, đặc biệt là CLB Trẻ Tp. Vũng Tàu đã gánh phần trọng trách là đơn vị đăng cai tổ chức Đại hội này.

Cám ơn các đại biểu đến từ 14 tổ chức Đồng hương tỉnh thành khu vực phía Nam, sự hiện diện của quý vị chính là nguồn động lực chính góp phần cho thành công của Đại hội.

Cám ơn các nhà hảo tâm, bằng nhiều sự đóng góp khác nhau đã tạo nên nguồn lực để tổ chức Đại hội hôm nay.

Cám ơn các phóng viên báo đài đã đến tham dự và đưa tin

Thưa quý vị

Với ý nghĩa, niềm tin và sự kỳ vọng, thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội, tôi xin tuyên bố khai mạc Đại hội Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng khu vực phía Nam lần II (2023 – 2028)

Xin trân trọng kính chào!

xem tiếp

Ban chấp hành

Ban chấp hành nhiệm kỳ II (2023 – 2028)

Danh sách gồm 44 Đồng hương

– Ông Trần Duy Ánh, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Đồng Nai

– Ông Nguyễn Bạn, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Lâm Đồng

– Ông Trần Công Cảnh, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Bình Phước

– Ông Huỳnh Văn Cửu, Hội Doanh nhân Quảng Nam phía Nam

– Ông Lê Huỳnh Chí, Hội cựu GV & HS Trường TH Hòa Vang phía Nam

– Ông Nguyễn Đắc Chín, Hội Đồng hương Quảng Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

– Ông Đỗ Xuân Diện, Hội Doanh nhân Quảng Nam phía Nam

– Ông Nguyễn Hoàng Duy, Hội Doanh nhân Đà Nẵng tại thành phố Hồ Chí Minh

– Ông Lê Đức Duyên, Hội Đồng hương Đà Nẵng tại thành phố Hồ Chí Minh

– Bà Đỗ Nguyễn Hoàng Dung, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

– Ông Nguyễn Hữu Đại, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Khánh Hòa

– Ông Nguyễn Văn Đẩu, Hội Đồng hương Đà Nẵng tại thành phố Hồ Chí Minh

– Ông Phạm Gặp, Hội Doanh nhân Quảng Nam phía Nam

– Ông Hoàng Hận, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Lâm Đồng

– Ông Nguyễn Phước Hiền, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Long An

– Ông Nguyễn Minh Hoàng, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Bình Dương

– Ông Lê Văn Hùng, Hội Doanh nhân Quảng Nam phía Nam

– Ông Ngô Đình Kiều, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Bình Phước

– Ông Lê Khánh, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Bình Dương

– Ông Nguyễn Lễ, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Đắk Nông

– Ông Huỳnh Hồng Mật, Hội Đồng hương Đà Nẵng tại thành phố Hồ Chí Minh

– Ông Ngô Mỹ, Hội Đồng hương Quảng Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

– Bà Nguyễn Thị Mỹ, Hội Đồng hương Quảng Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

– Ông Mai Văn Năm, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Đăk Lăk

– Ông Võ Tấn Ngành, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Đăk Lăk

– Ông Trần Hùng Phong, Hội Đồng hương Đà Nẵng tại thành phố Hồ Chí Minh

– Ông Ngô Hoài Phong, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Long An

– Ông Mai Phúc, Hội Đồng hương Quảng Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

– Ông Nguyễn Quang Phúc, Hội Doanh nhân Đà Nẵng tại thành phố Hồ Chí Minh

– Ông Nguyễn Đình Phương, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Bình Thuận

– Ông Đoàn Quýt, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Khánh Hòa

– Ông Nguyễn Thành Sĩ, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Đồng Nai

– Ông Nguyễn Cao Sơn, Hội Đồng hương Quảng Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

– Ông Lê Hồng Sơn, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Bình Thuận

– Ông Phạm Phú Tâm, CLB Tiếp sức đến trường

– Bà Nguyễn Thị Ngọc Tiên, CLB Sinh viên Quảng Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

– Ông Huỳnh Tới, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

– Ông Hoàng Thanh Tùng, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Bình Phước

– Ông Hồ Tấn Thanh, Hội Đồng hương Quảng Nam tại tại thành phố Hồ Chí Minh

– Ông Lê Văn Thanh, Hội Doanh nhân Đà Nẵng tại thành phố Hồ Chí Minh

– Bà Doãn Thị Thảo, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Bình Phước

– Ông Nguyễn Huy Thục, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

– Bà Nguyễn Thanh Thúy, Hội Đồng hương Đà Nẵng tại thành phố Hồ Chí Minh

– Ông Đoàn Ngọc Yến, Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Đồng Nai

xem tiếp

Ban chấp hành

Ban chấp hành nhiệm kỳ 1 (2016 – 2023)

xem tiếp

Hội Đồng hương

Quy chế hoạt động

Quy chế này do Ban chấp hành soạn thảo dựa vào quy chế đã ban hành năm 2016, có bổ sung sửa đổi từ những góp ý trong Đại hội Trù bị, được Đại hội nhiệm kỳ II thông qua

CHƯƠNG I: TÔN CHỈ – MỤC ĐÍCH

Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng khu vực phía Nam, viết tắt là HĐH QNĐN KVPN, là tổ chức tự nguyện của những người có nguồn gốc xứ Quảng Nam & Đà Nẵng. Hiện đang sinh sống và làm việc tại các tỉnh thành Phía Nam với nhiều hoạt động như: học tập, công tác, đầu tư, kinh doanh, sản xuất, theo gia đình,…

Hội HĐH QNĐNKVPN có trách nhiệm liên kết các hội đồng hương cấp tỉnh thành, hỗ trợ nhau cùng nhau phát triển. Trong trường hợp các tỉnh thành chưa có hội cấp tỉnh thành, hội phía Nam có trách nhiệm liên kết các hội cấp xã – phường thành lập hội huyện – thị, liên kết các hội huyện – thị xây dựng thành hội đồng hương cấp tỉnh thành.

Với tôn chỉ, mục đích:

1. HĐH QNĐNKVPN là tổ chức phi chính trị, tuyệt đối tôn trọng và chấp hành mọi chủ trương đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước.

2. Luôn hướng về quê nhà Quảng Nam – Đà Nẵng khi quê hương gặp thiên tai, địch họa, dịch bệnh…Động viên đồng hương đóng góp hết sức mình từ công, của, trí tuệ để chung tay đầu tư xây dựng quê nhà; phát triển nhanh, mạnh và bền vững quê hương thứ hai là địa phương đồng hương đang sinh sống.

3. Về mặt xã hội, động viên đồng hương và các tổ chức đồng hương:

– Tương thân – tương trợ giúp nhau khi có đồng hương gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, bệnh tật, tang ma ….

– Quan tâm đến người cao tuổi, luôn tổ chức động viên, thăm hỏi, mừng thọ các cụ, để các cụ vui sống và dạy bảo thế hệ sau.

– Khen thưởng, đề xuất khen thưởng, tôn vinh các đồng hương thành công trên lĩnh vực kinh tế bằng sức lao động chân chính.

4. Công tác khuyến học & khuyến tài:

Động viên, giúp đỡ các tổ chức đồng hương các tỉnh thành phía Nam:

– Cố gắng không để con em đồng hương do bất cứ hoàn cảnh nào phải bỏ học, nhất là các học sinh giỏi.

– Với các cháu sinh viên, hội phải có biện pháp theo dõi, giúp đỡ các cháu trong quá trình học đại học; nếu các cháu gặp khó khăn, hội phải có kế hoạch giúp các cháu hoàn thành chương trình đại học.

– Khen thưởng các cháu học giỏi, nhất là các cháu đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện – thị, tỉnh, quốc gia, hoặc các hội thi sáng tạo do nhà nước và các tổ chức xã hội hợp pháp tổ chức.

– Tôn vinh các đồng hương đạt học vị cao như thạc sỹ, tiến sỹ, . . .

5. Hội cố gắng nắm thông tin những người dân gốc Quảng Nam & Đà Nẵng đang sinh sống tại các tỉnh thành phía Nam để:

– Tham mưu cho lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng biết để có chủ trương kết nối, hợp tác, hỗ trợ hợp lý và kịp thời.

– Tham mưu cho lãnh đạo các tỉnh thành nơi đồng hương đang sinh sống, để có chủ trương trong quản lý, có chính sách hỗ trợ, phát huy tiềm năng của công dân.

– Động viên đồng hương tại các tỉnh thành phía Nam phấn đấu phải là công dân tốt, chung tay cùng chính quyền địa phương, Đảng – Nhà nước xây dựng tốt quê hương thứ hai của chính mình.

CHƯƠNG II: TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA HỘI VIÊN, TẬP THỂ BAN CHẤP HÀNH

Điều 1: Qui định tên gọi

– Hội đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng Khu Vực Phía Nam: là tên gọi cho tổ chức cao nhất trong hệ thống Đồng hương QNĐN các tỉnh thành phía Nam.

– Hội đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tỉnh (thành phố): là tên gọi cho tổ chức Đồng hương QNĐN đang hoạt động trong phạm vi một tỉnh hoặc thành phố.

– Chi hội đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng quận (huyện, thị xã): là tên gọi cho một tổ chức Đồng hương QNĐN đang hoạt động trong phạm vi một quận (huyện, thị xã) trực thuộc hội Hội đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tỉnh (thành phố).

– Phân hội đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng phường (xã, thị trấn): là tên gọi cho một tổ chức Đồng hương QNĐN đang hoạt động trong phạm vi một phường (xã, thị trấn) trực thuộc hội Hội đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng quận (huyện, thị xã)

Điều 2: Ban Chấp Hành Hội Đồng Hương QN – ĐN khu vực phía Nam

1. Điều hành Hội là Ban Chấp Hành. Nhiệm kỳ của Ban Chấp Hành là 5 năm.

– Ban chấp hành HĐH QNĐNKVPN là một tập thể được đại hội đại biểu đồng hương các tỉnh thành phía Nam bầu ra, là tổ chức lãnh đạo Hội giữa 2 nhiệm kỳ Đại hội. Ban chấp hành có nhiệm vụ thực hiện nghị quyết của Hội, xây dựng chương trình hành động, đề ra phương hướng hoạt động theo đúng nghị quyết của Đại Hội và phù hợp với tôn chỉ – mục đính của Hội.

2. Tất cả Hội viên đồng hương QNĐN tại các tỉnh thành phía Nam, thuộc tất cả các thành phần xã hội và nghề nghiệp, đều có quyền tham gia vào Ban chấp hành hội nếu được Hội cơ sở giới thiệu và đạt được sự tín nhiệm trong Đại hội của HĐHQNĐNKVPN.

3. Ban chấp hành Hội sẽ bầu ra:

– Ban thường trực: gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và chánh văn phòng trong đó có Ủy Viên kiểm tra – kiểm soát.

– Ban thường vụ: gồm Ban thường trực và ủy viên thường vụ, số lượng ban thường vụ tương đương 1/3 số lượng số lượng Ban chấp hành.

– Ban Kiểm tra: để theo dõi việc thực hiện nghị quyết của Hội, và lập ra các Ban chuyên trách để thực hiện các nội dung của hoạt động hội.

4. Việc thực hiện quyền biểu quyết các vấn đề của hội chỉ tiến hành khi có mặt quá ½ số Ủy viên BCH tham dự và phải được quá ½ số Ủy viên có mặt biểu quyết tán thành.

– Nếu có sự thay đổi nhân sự Ban chấp hành, Ban Thường trực, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch hội thì phải có 2/3 số Ủy viên Ban chấp hành tham dự và phải được 2/3 số phiếu tán thành.

Điều 3: Ban Thường vụ Hội

Ban Thường vụ là bộ phận thay mặt Ban chấp hành thực hiện việc lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động công tác Hội. Nhiệm vụ cụ thể của Ban Thường vụ:

– Nắm chắc chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách và pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực Hội; chỉ thị, nghị quyết của Hội cấp trên; lập kế họach định kỳ hàng quý, năm và hướng dẫn các Ban chuyên môn tổ chức thực hiện. Kiểm tra toàn diện công tác của Hội, kịp thời uốn nắn những khuyết, nhược điểm phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đảm bảo thông tin kịp thời cho Ban chấp hành biểu quyết thông qua Nghị quyết.

– Xây dựng Hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

– Xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Ban chấp hành, thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tổ chức thực hiện hoàn thành Nghị quyết của Ban chấp hành Hội.

– Chuẩn bị chương trình, nội dung và triệu tập các kỳ họp của Ban chấp hành hoặc hội nghị Ban chấp hành mở rộng (bao gồm Ban chấp hành Hội các tỉnh, thành Phía Nam).

– Quyết định thành lập các bộ phận chuyên môn.

– Điều hành và giải quyết công việc hàng ngày.

– Bảo đảm thông tin kịp thời cho các Ủy viên Ban chấp hành.

– Xét đề xuất và giới thiệu nhân sự để Ban chấp hành bầu bổ sung hoặc miễn nhiệm nhân sự các Ủy viên Ban chấp hành, Ban Thường Vụ khi cần thiết.

– Xây dựng chương trình làm việc hàng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm của Thường vụ và các Ban chuyên môn.

– Tổ chức sơ kết sáu tháng đầu năm và tổng kết cả năm.

Điều 4: Ban Thường trực

– Ban Thường trực xây dựng, thực hiện chương trình làm việc hàng tháng, quý, 6 tháng và cả năm của BTV, BCH.

– Điều hành và giải quyết công việc hàng ngày; thay mặt Ban Thường vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của Ban Thường vụ, Ban chấp hành.

– Thông tin kịp thời cho Ban Thường vụ, Ban chấp hành về các hoạt động của Hội.

– Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, giải pháp để chỉ đạo thực hiện Nghị quyết, cơ chế phối hợp với các tổ chức khác để cùng phát triển phong trào Hội.

CHƯƠNG III: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA TỪNG THÀNH VIÊN TRONG BAN CHẤP HÀNH

Điều 1: Chủ tịch Hội

Chủ tịch Hội là người đứng đầu Hội, chủ trì công việc của Ban chấp hành và Ban thường vụ, có trách nhiệm và quyền hạn sau:

– Chịu trách nhiệm thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Hội, lãnh đạo công việc chung của Ban chấp hành, giữ mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức có quan hệ với Hội.

– Nắm vững nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời gian để chỉ đạo kịp thời công việc của Hội trong mối quan hệ phối hợp với các tổ chức khác có quan hệ hợp tác, liên kết với Hội.

– Ký các Nghị quyết, Quyết định và các văn bản khác thuộc thẩm quyền.

– Triệu tập các kỳ họp của Ban Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành theo định kỳ và bất thường, khi cần thiết, được quyền ủy quyền cho cho các phó chủ tịch, chánh văn phòng ký các lệnh triệu tập họp Ban Thường vụ, Ban chấp hành, và các thông báo của Hội.

– Chủ tài khoản của Hội.

Điều 2: Phó Chủ tịch Thường trực, các Phó Chủ tịch và ủy viên

1. Phó Chủ tịch thường trực:

– Giúp Chủ tịch điều hành nhiệm vụ Hội, thường trực giải quyết công việc hàng ngày, tổ chức kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Hội, điều hành các cuộc họp khi Chủ tịch vắng, thay mặt Chủ tịch điều hành công việc hội và ký các văn bản khi có ủy quyền.

– Điều phối hoạt động của các Thường vụ, các bộ phận chuyên môn, chuẩn bị nội dung các cuộc họp Ban thường vụ và Ban chấp hành.

– Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành về hoạt động chỉ đạo, tổ chức thực hiện trên các lĩnh vực được phân công phụ trách. Cùng chủ tịch liên đới chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết và các phong trào của Hội.

– Thay mặt Ban chấp hành ký các văn bản thuộc phạm vi mình được phân công và có thể thay mặt ký các quyết định khi được chủ tịch ủy quyền.

– Triệu tập các cuộc họp Thường vụ khi chủ tịch đi vắng; các cuộc họp Ban Chấp hành khi được Chủ tịch ủy quyền.

2. Các Phó chủ tịch và Ủy viên thường vụ:

– Thực hiện nhiệm vụ Ủy viên Thường vụ được Ban chấp hành phân công.

– Có trách nhiệm lập kế hoạch, thông qua Thường trực và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công phụ trách và kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ đó.

– Chịu trách nhiệm trước Thường Vụ và Ban chấp hành về nhiệm vụ được phân công phụ trách và những việc mà mình tham gia biểu quyết và tổ chức thực hiện.

3. Các ủy viên BCH Hội:

– Tham dự đầy đủ các kỳ họp BCH, thảo luận và biểu quyết các vấn đề được đưa ra thảo luận và quyết định tại cuộc họp Ban chấp hành, nghiêm chỉnh chấp hành và làm theo Nghị quyết của đại hội.

– Tham gia, chuẩn bị báo cáo về các vấn đề mình chịu trách nhiệm và được phân công phụ trách, đồng thời trình bày tại kỳ họp ban chấp hành, ban thường vụ.

Điều 3: Các Ban Chuyên trách:

– Là Ban giúp việc cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, trực tiếp là Chủ tịch và Phó chủ tịch Thường trực, có trách nhiệm và quyền hạn như sau:

1. Ban kiểm tra:

– Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1năm, thông qua Thường vụ chuẩn y. Khi cần thiết báo cáo Ban thường vụ cho tổ chức kiểm tra đột xuất.

– Tổ chức kiểm tra thường xuyên Ban chấp hành, ban Thường vụ và báo cáo kết quả kiểm tra về Ban Thường vụ. Đồng thời kiến nghị hình thức khen thưởng và kỷ luật (nếu có) và những giải pháp về công tác kiểm tra cho thời gian tiếp theo.

– Chịu trách nhiệm trước BCH, BTV về kết quả kiểm tra của mình.

– Ban kiểm tra có quyền triệu tập đại hội để Bầu lại Ban Chấp Hành nếu xét thấy Ban chấp hành vi phạm nghiêm trọng quy chế, tôn chỉ mục đích của Hội.

2. Ban Cố Vấn:

– Gồm quý vị cao niên có hiểu biết rộng, có uy tín với Đồng hương và xã hội, có nhiều kinh nghiệm về tổ chức Hội, hoặc một số vị tuy tuổi chưa cao nhưng có trình độ hiểu biết sâu về một lĩnh vực có liên quan đến hoạt động Hội. Nếu có nhiều thành viên Ban cố vấn có thể lập Hội đồng cố vấn.

3. Ban Thư ký:

– Phó chủ tịch thường trực phụ trách ban thư ký, thường trực điều hành công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Hội, lên lịch làm việc của thường trực,thường vụ, ghi biên bản và phổ biến quyết định các kỳ họp của Ban chấp hành, ban thường vụ, (Ban thư ký tham dự và cử thư ký cuộc họp (thông thường là chánh văn phòng ghi biên bản các kỳ họp Ban chấp hành, ban thường vụ, ban thường trực, trừ các cuộc họp kín do chủ tịch quyết định thành phần).

– Soạn thảo các văn bản theo sự chỉ đạo của Thường trực.

– Theo dõi, tổng hợp tình hình phong trào và công việc của Hội, cùng với từng Ban chuyên trách xây dựng báo cáo định kỳ tháng, quý, 6 tháng, cả năm thông qua Thường trực để thông báo đến các Ủy viên BCH, đồng thời tham mưu đề xuất ban thường trực để quyết định những công việc có liên quan đến công tác Hội và phong trào Hội.

– Ban Thư ký phụ trách trang thông tin điện tử của Hội (nếu có); Trưởng Ban Thư ký là Trưởng Ban Biên tập và giữ Bản quyền; Phó Trưởng Ban Thư ký phụ trách phát và nhận tin, bài qua mạng. Tin, bài trước khi lên mạng phải thông qua Thường trực Hội phê chuẩn.

4. Ban công tác Xã hội:

– Hỗ trợ, chung tay với hội đồng hương các tỉnh thành phía Nam làm tốt công tác xã hội trong nội bộ đồng hương như:

+ Thăm hỏi, chăm sóc, hỗ trợ khi đồng hương bị bệnh, tai nạn,….

+ Thăm hỏi, điếu tang khi đồng hương qua đời

+ Khen thưởng, tôn vinh khi đồng hương thành công trên các lãnh vực kinh tế, xã hội, khoa học,…

– Ban chấp hành sẽ cử một phó chủ tịch phụ trách ban.

5. Ban công tác Khuyến học – Khuyến tài:

– Hỗ trợ con cháu đồng hương vượt khó, hiếu học, có nguy cơ bỏ học, …Khen thưởng, tôn vinh đồng hương, con cháu đồng hương đạt thành tích cao trong hoc tập, nghiên cứu, …

– Khen thưởng, tôn vinh đồng hương thành công trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học,…..

– Ban chấp hành sẽ cử một phó chủ tịch Hội phụ trách ban này.

6. Ban truyền thông

– Ban truyền thông phối hợp chặt chẽ với ban thư ký và báo đài cả nước tạo trang thông tin điện tử của Hội (nếu có) phát và nhận tin, bài qua mạng, chủ yếu các thông tin liên quan đến hoạt động đồng hương.

– Tin và bài trước khi đưa lên mạng phải thông qua Thường trực hội

– Ban chấp hành sẽ cử một ủy viên Thường vụ phụ trách ban.

7. Ban kinh tế

– Ban kinh tế có trách nhiệm xây dựng kế hoạch làm kinh tế cho Hội.

– Vận đông các mạnh thường quân tham gia hỗ trợ tài chính cho hoạt động Hội

– Động viên Đồng hương sử dụng các sản phẩm do các doanh nghiệp Đồng hương làm chủ.

– Cử một phó chủ tịch hội là thành viên các tổ chức doanh nhân Quảng Nam – Đà Nẵng làm trưởng ban.

8. Ban đối ngoại :

– Ban đối ngoại có trách nhiệm phụ trách toàn bộ công tác đối ngoại của Hội

– Thiết lập mối quan hệ với cơ quan ban ngành trung ương và địa phương,

– Tổ chức kết nối với các Hội đồng hương bạn, các đơn vị kinh tế – xã hội bên ngoài, nhằm mục đích giúp Hội thực hiện tốt được các nhiệm vụ đề ra.

– Cử một phó chủ tịch phụ trách.

9. Ban Phong trào:

– Ban sẽ tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn thể mỹ, hoạt động du lịch, các chương trình thăm viếng nhau, các buổi cafe giao lưu ở từng địa phương…mục đích kết nối và tạo nguồn quỹ

– Cử một phó chủ tịch phụ trách.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

Điều 1: Công tác chung

– Các Ủy viên phải thực hiện đầy đủ chế độ sinh hoạt, hội họp của Ban chấp hành, Ban Thường Vụ, Ban Thường Trực để đảm bảo thông tin kịp thời tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ cuả Hội.

– Trước khi họp Ban chấp hành và Ban Thường Vụ, Thường trực Hội phải thông báo cho các ủy viên biết nội dung cuộc họp trước từ 3 – 5 ngày để các ủy viên chuẩn bị ý kiến.

Điều 2: Xây dựng và thực hiện chương trình công tác

– Thường vụ Hội phải có chương trình công tác tháng, quý, năm và phân công phụ trách, tổ chức thực hiện.

– Các trưởng Ban chuyên trách, chịu trách nhiệm xây dựng chương trình công tác tháng, quý, 6 tháng, cả năm và thực hiện tốt chương trình kế hoạch công tác của mình sau khi được thông qua ban chấp hành.

– Ba mươi ngày trước sơ – tổng kết hàng năm, các Ban chuyên trách gửi báo cáo tổng kết năm và phương hướng nhiệm vụ năm sau, cùng những đề xuất, kiến nghị cho ban thường vụ hội, ban chấp hành dưa vào hội nghị để báo cáo sơ, tổng kết.

Điều 3: Chế độ hội nghị, ra nghị quyết và thực hiện nghị quyết.

– Ban chấp hành Hội 3 tháng họp 1 lần, Ban Thường Vụ 2 tháng họp một lần, Thường trực hội làm việc thường xuyên. Ngoài ra khi có việc thật sự cần thì Thường trực hội có trách nhiệm tổ chức họp bất thường. Kết quả các kỳ họp được phát trên trang Thông tin của Hội.

– Các nội dung họp Ban chấp hành được các ủy viên thảo luận dân chủ, nhưng sau khi được biểu quyết thành nghị quyết thì tất cả phải chấp hành thực hiện.

– Trước khi chuẩn bị ra nghị quyết, ban thường vụ phải báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết lần trước. Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành có giá trị khi có hơn 1/2 ủy viên BCH tham dự biểu quyết tán thành.

– Khi có Nghị quyết của Ban chấp hành, giao cho Ban Thường trực điều hành và hướng dẫn thực hiện.

Điều 4: Chế độ sinh hoạt tự phê bình và phê bình

– Trong các kỳ họp Ban chấp hành, Ban thường vụ, đều thực hiện chế độ phê bình và tự phê bình, các ủy viên Ban chấp hành phải kiểm điểm công tác mình phụ trách tại hội nghị Ban chấp hành, và trước phiên họp toàn thể ban chấp hành lần cuối chuẩn bị cho nhiệm kỳ tới.

CHƯƠNG V: KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

– Trong phạm trù Hội đồng hương hầu như không có khái niệm kỷ luật. Nhưng trước ngưỡng cửa của một tổ chức thì sự cần thiết phải động viên khích lệ những việc làm tốt và phê phán những hành vi thiếu trách nhiệm của các ủy viên.

– Các hình thức khen thưởng:

+ Khen bằng các hình thức biểu dương trước Hội.

+ Tặng Kỷ niệm chương và Giấy khen của Hội

+ Đề xuất UBND, Ủy Ban MTTQVN tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng khen

+ Đề xuất UBND, Ủy Ban MTTQVN địa phương có hội đồng hương khen.

CHƯƠNG VI: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

– Quy chế nầy có hiệu lực thi hành khi đã thông qua Đại hội hội đồng hương Quảng Nam Đà Nẵng khu vực phía Nam nhiệm kỳ II (2023 – 2028).

– Do yêu cầu thực tế cho hoạt động Hội, Hội cần sửa đổi hoặc bổ sung quy chế nầy phải được ít nhất 2/3 ủy viên BCH nhất trí.

Ban chấp hành Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng khu vực phía nam

xem tiếp

Tiêu điểm